Tàu về từ Hoàng Sa đầy ắp cá tôm

Trưa 9/6, có hơn 20 tàu từ ngư trường Hoàng Sa trở về và tàu nào cũng đầy ắp cá tôm. Các tàu nhanh chóng cập bến để bán hải sản cho các công ty thu mua.

cá mú
Nhiều tàu mang về cả tạ cá mú trong chuyến biển Hoàng Sa. Ảnh: Ngọc Phú.

Từ chủ tàu đến thuyền viên đều gấp gáp như tranh đua với thời gian. Trên cầu cảng số 2, có 5 xe đông lạnh đang tấp nập nhập hàng...

Thuyền trưởng kiêm chủ tàu cá QNg 98353 Huỳnh Đèo (ngụ huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) cùng 10 lao động khẩn trương bốc cá, mực từ boong tàu lên bờ. Những con cá mú to vài chục ký, những con cá ngừ xanh mướt cùng những rổ mực đầy ắp được các thuyền viên khẩn trương đưa lên bờ.

Vác con cá mú to ngang thân mình, thuyền viên mới 16 tuổi Huỳnh Tấn Đạt cười bảo: “Cá mú là loại hảo hạng, được bán trong các nhà hàng, khách sạn với giá cao. Đi biển mà gặp nhiều cá mú coi như sướng. Con cá ni bán chắc cả triệu đồng đó anh ạ!”.

Từng khay cá, mực nặng trên 10kg được Đạt bốc lên bờ nhanh thoăn thoắt. Nhìn dáng vẻ của cậu bé nhỏ tẹo, ít ai nghĩ cậu đủ sức lăn lộn với sóng gió biển khơi. “Chuyến biển này bọn em đi 18 ngày. Nghe chủ tàu nói chắc cũng được trên 10 tấn cá, mực. Em hy vọng sẽ có một chút thu nhập để về phụ gia đình”, Đạt nói.

Cạnh tàu cá của ông Huỳnh Đèo, tàu cá QNa 95941 của ông Lâm Xuân Biên (ngụ xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cũng đầy ắp cá ngừ, mực nang, mực sa và cá nục gai. Chuyến biển đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa vừa qua ông về trước thời gian dự định vì tàu cá của ông bị tàu Trung Quốc liên tục uy hiếp. Tuy nhiên, theo ông Biên, tàu cũng đánh bắt được trên 5 tấn cá, mỗi lao động chia được gần 2 triệu đồng trong chuyến biển chưa đầy một tuần. Ông Biên tâm sự: “Biển giã thời gian qua tuy khó, nhưng trời thương nên mỗi chuyến về cũng có được đồng ra, đồng vào”.

thuyền viên
Các thuyền viên chuyển cá lên để bán cho các công ty.

Cũng trên cầu cảng số 2, hơn 15 người đang khẩn trương bốc từng khay cá nặng trĩu từ tàu cá QNg 98255 của anh Võ Thí lên xe đông lạnh. Có lẽ đây là con tàu chở nhiều hải sản nhất với trên 20 tấn. Anh Thí hồ hởi: “Ngư trường Hoàng Sa cá nhiều lắm. Tuy nhiên, chúng tôi thường xuyên bị tàu Trung Quốc uy hiếp, cản trở. Để tránh sự ngăn cản và cướp bóc của tàu Trung Quốc, chúng tôi phải khôn khéo né tránh”.

Trong chợ cá, có trên 300 người đang hì hục bốc xếp, tiểu thương đang tranh thủ mua cá về để kịp phiên chợ chiều. Nhìn không khí như vậy, mới biết dù Trung Quốc cố tình ngăn cản, uy hiếp, thậm chí đâm chìm tàu cá Việt Nam, nhưng ý chí vươn khơi của ngư dân để giữ ngư trường vẫn luôn dâng cao.

Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang cho biết, tuy là thời điểm mùa nước nóng nhưng những ngày qua ngư dân trở về mang nhiều hải sản vào bờ để bán. Mỗi ngày hơn 100 tấn cá cập cảng.

Báo Đà Nẵng/Người đưa tin, 10/06/2014
Đăng ngày 11/06/2014
Đánh bắt

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 13:52 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 13:52 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 13:52 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 13:52 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 13:52 27/04/2024